Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu Tư vấn bệnh trĩ

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không ngừng hướng đến nâng cao chất lượng điều trị và dịch vụ y tế, mang lại sự an toàn, tiện nghi, thoải mái, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Latest Post

Cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung lợi khuẩn Enterogermina

Thuốc bổ sung lợi khuẩn Enterogermina được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn đường tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ nhỏ… Cần trang bị các thông tin cần thiết về cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung lợi khuẩn Enterogermina để có thể sử dụng thuốc đúng cách, an toàn và hiệu quả.

THÔNG TIN VỀ THUỐC BỔ SUNG LỢI KHUẨN ENTEROGERMINA

Tên thuốc: Enterogermina
Phân nhóm: Thuộc phân nhóm thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế: Dạng viên nang và dung dịch uống
Giá bán: Hiện nay, thuốc Enterogermina dạng ống 5ml được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc với giá bán dao động từ 125.000 – 135.000 VNĐ/ hộp 20 ống. Giá bán có thể chênh lệch giữa các nhà thuốc và đại lý thuốc tây.

Thành phần của Enterogermina

 Enterogermina có thành phần chính là Bacillus clausii – bào tử sống có khả năng cân bằng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Bào tử sống Bacillus clausii an toàn với sức khỏe và hầu như không gây ra bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào.
 Đặc biệt, Baciluss clausii hoạt động ngay cả khi cơ thể có sự hiện diện của kháng sinh. Bên cạnh việc giúp cân bằng và bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, Baciluss clausii còn giúp kích thích quá trình sản sinh các men tiêu hóa Protease và Amylase.

Chỉ định sử dụng Enterogermina

Enterogermina có thể được sử dụng trong những trường hợp dưới đây:
 Điều trị và phòng ngừa tình trạng rối loạn đường tiêu hóa
 Tiêu chảy do virus hoặc không dung nạp tại đường tiêu hóa
 Điều trị tình trạng kém hấp thu vitamin nội sinh
Enterogermina hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cấp - mãn tính
Enterogermina hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cấp - mãn tính
 Rối loạn tiêu hóa cấp tính và mãn tính ở trẻ nhỏ
 Điều trị các tác dụng phụ của phương pháp trị liệu Hp ở người lớn
 Phục hồi các lợi khuẩn có trong đường ruột khi các lợi khuẩn này bị tiêu diệt do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh hoặc hóa trị liệu.
Ngoài ra, Enterogermina còn có những công dụng khác chưa được đề cập trong bài viết. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

Chống chỉ định

 Không chỉ định sử dụng Enterogermina cho những bệnh nhân dị ứng/ mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

CÁCH SỬ DỤNG, LIỀU DÙNG VÀ HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Cách sử dụng

Cách sử dụng Enterogermina phụ thuộc vào dạng bào chế. Người bệnh có thể tham khảo thông tin được in trên nhãn thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc đúng cách.
Enterogermina dạng viên
 Uống trực tiếp thuốc dạng viên với nước lọc. Khi uống nên nuốt trọn viên thuốc, không bẻ đôi, nghiền nhuyễn hay hay hòa tan với nước nếu không nhận được yêu cầu từ bác sĩ. Vì việc này có thể gia tăng hàm lượng thuốc được hấp thu và gây ra một vài tác dụng ngoài ý muốn.
 Không khuyến khích sử dụng thuốc dạng viên cho trẻ nhỏ. Vì trẻ có thể bị nghẹn hoặc hóc thuốc khi uống.
Enterogermina dạng dung dịch uống
 Lắc đều trước khi uống để hỗn hợp thuốc hòa tan vào nhau. Xoắn mở nắp và uống trực tiếp dung dịch thuốc trong ống. Với trẻ sơ sinh (sinh non dưới 34 tuần tuổi) hoặc trẻ nhỏ, phụ huynh có thể pha loãng dung dịch thuốc Enterogermina với sữa hoặc nước lọc cho dễ uống.
 Sử dụng thuốc ngay sau khi đã mở nắp. Không để thuốc tiếp xúc quá lâu với không khí vì khi đó thuốc có thể bị biến chất và nhiễm khuẩn.
 Cần theo dõi quá trình dùng thuốc của trẻ để hạn chế tình trạng dùng thiếu liều/ quá liều.
Pha loãng dung dịch Enterogermina với sữa hoặc nước lọc để trẻ dễ uống
Pha loãng dung dịch Enterogermina với sữa hoặc nước lọc để trẻ dễ uống

Liều dùng

Liều dùng và tần suất sử dụng Enterogermina phụ thuộc vào: độ tuổi, mục đích điều trị, mức độ của các triệu chứng bệnh và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Do đó người bệnh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về liều dùng cụ thể.
Thông tin về liều dùng được đề cập bên dưới chỉ phù hợp với những trường hợp phổ biến, cũng như không thể thay thế cho chỉ định của nhân viên y tế. Cụ thể:
Liều dùng thông thường đối với người trưởng thành
 Dạng dung dịch: Dùng 2 – 3 ống thuốc/ ngày
 Dạng viên: Uống 2 – 3 viên/ ngày
Liều dùng thông thường đối với trẻ em
 Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi: Sử dụng 1 – 2 ống thuốc/ ngày
 Trẻ em từ 1 – 10 tuổi: Sử dụng 1 – 2 ống thuốc/ ngày hoặc 1 – 2 viên/ ngày
Lưu ý: Nếu nhận thấy liều dùng thông thường của thuốc không thể đáp ứng được triệu chứng bệnh, người bệnh nên báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng. Không được phép tự ý tăng hay giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Bảo quản thuốc

 Bảo quản thuốc Enterogermina ở nhiệt độ phòng; tại nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Không để thuốc gần với tầm tay của trẻ nhỏ và gần thú nuôi.
 Khi thuốc hết hạn, biến chất, đổi màu hay bị hư hại thì người bệnh không nên tiếp tục sử dụng. Vì nếu tiếp tục sử dụng thuốc có thể gặp phải một vài tác dụng phụ không mong muốn. Lúc này người bệnh nên tham khảo thông tin trên nhãn thuốc để xử lý thuốc đúng cách.

Lời khuyên khi sử dụng Enterogermina
► Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, Enterogermina được đánh giá cao độ an toàn và hiệu quả điều trị.
► Tuy nhiên, độ an toàn và hiệu quả của thuốc chỉ được đảm bảo khi người bệnh dùng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.
Trên đây là những những thông tin cơ bản về thuốc bổ sung lợi khuẩn Enterogermina, tuy nhiên bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo. Khi có nhu cầu điều trị bằng thuốc Enterogermina người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc bổ sung vitamin Gadacal

Thuốc Gadacal là thuốc uống bổ sung các loại vitamin A, B1, B2, B6, C, D3… hỗ trợ trẻ ăn uống ngon miệng, nhanh phát triển, cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho những ai vừa khỏi bệnh hoặc đang bị nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc bổ sung vitamin Gadacal sẽ giúp người bệnh dùng thuốc đúng cách và hiệu quả hơn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC BỔ SUNG VITAMIN GADACAL

Tên biệt dược: Gadacal
Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin
Dạng bào chế: Gadacal được bào chế dưới dạng dung dịch uống
Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 10 ml
Giá thuốc Gadacal: Hiện nay, thuốc Gadacal hộp 10 ống được bán với giá 145.000 VNĐ ở các nhà thuốc và đại lý thuốc trên toàn quốc. Giá bán có thể chênh lệch vào thời điểm mua và tại các điểm bán khác nhau.
Thành phần của thuốc bổ sung vitamin Gadacal
Trong mỗi dung dịch uống Gadacal bao gồm các thành phần sau đây:
 Vitamin A
 Vitamin B1, Vitamin B2 & Vitamin B6
 Vitamin C
 Vitamin D3
 Vitamin E
 L-Lysin HCl và Canxi (có dạng Calci glycerophosphat)
Công dụng của Gadacal
Thuốc uống bổ sung vitamin Gadacal mang lại những tác dụng sau:
 Giúp các bé ăn ngon – chóng lớn, cơ thể đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh.
 Phục hồi sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch cho những người vừa khỏi bệnh, sau phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng.
 Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai và những chị em đang cho con bú.
 Ngoài ra, Gadacal còn có thể được sử dụng với những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng chưa được đề cập bên trên theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.
Thuốc Gadacal là thuốc uống bổ sung các loại vitamin cho cơ thể
Thuốc Gadacal là thuốc uống bổ sung các loại vitamin cho cơ thể
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Gadacal cho nhóm đối tượng sau đây:
 Người mẫn cảm hay dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Gadacal.
 Những người đang mắc các bệnh lý như: Sỏi thận, loét dạ dày tiến triển, tăng canxi trong máu, rối loạn chuyển hóa oxalat, nhiễm độc vitamin D, xuất huyết động mạch, hạ huyết áp, thiếu hụt G6PD.

CÁCH DÙNG, LIỀU LƯỢNG, CÁCH BẢO QUẢN

Cách sử dụng
 Sử dụng thuốc Gadacal theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng với liều lượng cao/ thấp hơn hoặc kéo dài hơn thời gian được chỉ định.
 Người bệnh có thể dùng thuốc Gadacal khi no – khi đói hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác trong thời gian sử dụng thuốc, có thể trao đổi thêm với bác sĩ/ dược sĩ.
Liều lượng sử dụng
Đọc kĩ thông tin về liều lượng được in trên nhãn dán. Dùng thuốc đúng với liều lượng chỉ định được in trên nhãn dán hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ/ dược sĩ. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc được áp dụng trong những trường hợp phổ biến:
Liều dùng đối với người lớn: Uống 30 – 40 ml/ ngày, tương đương 3 – 4 ống/ ngày
Liều dùng đối với trẻ em
 Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Sử dụng 10 ml/ ngày, tương đương 1 ống/ ngày
 Trẻ em từ 4 – 12 tuổi: Sử dụng 20 ml/ ngày, tương đương 2 ống/ ngày
 Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 30 – 40 ml/ ngày, tương đương từ 3 – 4 ống/ ngày
Bảo quản thuốc
 Thuốc Gadacal cần được bảo quản trong hộp kín, đặt ở nơi thoáng mát – sạch sẽ – khô ráo và có nhiệt độ khoảng 30 độ C, tránh ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
 Thuốc Gadacal có thời hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Người bệnh không nên dùng thuốc khi đã hết hạn; thuốc có mùi chua, bị vẩn đục hay có dấu hiệu biến chất.
Bảo quản thuốc Gadacal trong hộp kín và đặt ở nơi khô thoáng
Bảo quản thuốc Gadacal trong hộp kín và đặt ở nơi khô thoáng

Lời khuyên khi sử dụng thuốc Gadacal
Sử dụng thuốc Gadacal khi có chỉ dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ
Sử dụng thuốc Gadacal khi có chỉ dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ
Chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên rằng, mặc dù Gadacal là thuốc uống bổ sung vitamin nhưng vẫn có thể xảy ra tương tác và để lại tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng thuốc Gadacal khi có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ/ dược sĩ.
Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc uống vitamin Gadacal, tuy nhiên nội dung bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Khi có nhu cầu sử dụng thuốc Gadacal người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tìm hiểu bệnh viêm đường tiết niệu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay, có tới 38% các trường hợp mắc phải viêm đường tiết niệu, kể cả người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là người trưởng thành đang trong độ tuổi quan hệ tình dục mạnh. Do đó, các vấn đề liên quan đến bệnh viêm đường tiểu (viêm đường tiết niệu) được bệnh nhân đặc biệt quan tâm.
Nhằm giúp bệnh nhân có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này, bài viết dưới đây các chuyên gia sẽ đề cập đến triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm đường tiết niệu.

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

➤ Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu (còn gọi là viêm đường tiểu) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống tiết niệu - nơi thực hiện chức năng sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu ra ngoài. Bao gồm 2 quả thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo… Trong đó, tình trạng viêm bàng quang là thường gặp nhất bởi khi vi khuẩn tấn công vào niệu đạo sẽ nhanh chóng di chuyển và nhân lên ở bàng quang.
Theo thống kê cho thấy, bệnh thường gặp ở các bé gái nhiều hơn bé trai (tỉ lệ 5:1) và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do cấu tạo đường niệu đạo ngắn, gần hậu môn và âm đạo “mở” nên mầm bệnh dễ tấn công hơn.
Mặc dù viêm đường tiểu hiếm khi đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng nó lại gây rất nhiều phiền toái, mệt mỏi trong cuộc sống, sinh hoạt; gây ra các triệu chứng đau rát, khó chịu do rối loạn tiểu tiện tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

➤ Các nguyên nhân gây viêm đường tiểu là gì?

Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu rất đa dạng, có thể là do virus, nấm hay vi khuẩn gây nên. Phổ biến nhất là các nguyên nhân dưới đây.
➧ Vi khuẩn Ecoli
Nghiên cứu cho thấy, có đến hơn 80% các trường hợp bị nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là vi khuẩn E.Coli (Escherichia coli) thuộc hệ vi khuẩn tự nhiên, đường tìm thấy trong đường ruột. Hoặc “cư trú” trên vùng da gần hậu môn, có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và tấn công sang các bộ phận khác của cơ thể.
Bên cạnh đó, một số chủng vi khuẩn khác cũng gây nhiễm trùng đường tiết niệu như: Klebsiella, Enterobacteriaceae; Pseudomonas spp, Streptococcus nhóm B, nhóm A; virus (enteroviruses, coxsackieviruses, echoviruses, adenovirus) và một số chủng nấm như Candida spp, endemic mycoses, Aspergillus spp, cryptococcus neoformans… cũng dẫn đến viêm đường tiểu.
Vi khuẩn bên cạnh “tấn công” tự nhiên, thì nhiều trường hợp, việc thực hiện các thủ thuật liên quan đến đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như: Ống thông dùng trong y khoa, dùng dụng cụ tán sỏi hoặc can thiệp loại bỏ các dị vật gây tắc nghẽn đường tiểu...
Một số ít các trường hợp khác, nhiễm trùng tiểu xảy ra do sự tấn công của mầm bệnh từ các cơ quan lân cận như nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, rò bàng quang âm đạo, rò tiêu hóa hoặc nhiễm trùng ổ bụng…
➧ Do bệnh lý: Các vấn đề ở đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu đạo, u nang tuyến tiền liệt, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, ứ trệ nước tiểu… cũng là nguyên nhân hình thành viêm đường tiết niệu.
➧ Do quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh phụ khoa/nam khoa… thì quá trình cọ sát cũng khiến vi khuẩn tấn công vào bên trong cơ quan sinh dục gây viêm.
➧ Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên nhịn đi tiểu, uống ít nước khiến hệ tiết niệu hoạt động kém; vi khuẩn có sẵn trong nước tiểu có thời gian nhân lên, làm tổn thương niêm mạc đường tiểu, bàng quang và gây viêm nhiễm.
➧ Vệ sinh không đúng cách; vệ sinh qua loa trước và sau khi quan hệ. Đặc biệt là ở phụ nữ hay thụt rửa âm đạo sâu, dùng dung dịch vệ sinh tẩy rửa mạnh; thói quen chùi từ sau (hậu môn) ra trước; vệ sinh và thay băng không đúng cách khi hành kinh… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín gây viêm phụ khoa, trong đó có viêm đường tiết niệu.
➧ Ở phụ nữ mãn kinh, tỉ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng của hệ nội tiết, lớp niêm mạc ở âm đạo và đáy bàng quang mỏng dần, khả năng kháng khuẩn suy giảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công..
➧ Ngoài ra, ở một số nam giới quan hệ không lành mạnh hoặc thủ dâm không đúng cách, mạnh bạo, tần suất nhiều cũng gây kích thích lên niệu đạo dẫn đến viêm đường tiết niệu.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VIÊM ĐƯỜNG TIỂU: ĐỪNG CHỦ QUAN

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm đường tiết niệu có liên quan đến sự rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều, nước tiểu đục và hôi, khai… Song, tùy theo độ tuổi mà viêm đường tiết niệu cũng có những đặc trưng riêng. Cụ thể như sau:

➤ Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở người lớn

- Tiểu rắt, mắc tiểu liên tục và số lần đi tiểu có thể trên 10 lần/ngày; tiểu vào ban đêm. Mỗi lần lượng nước tiểu ít, dòng nước tiểu yếu.
- Tiểu buốt, đau rát dọc niệu đạo; cảm giác nóng rát như kim châm chích, đau đớn mỗi lần đi tiểu.
- Nước tiểu chuyển sang màu trắng đục; vàng sậm, mùi khai hoặc hôi; thậm chí là đi tiểu ra máu ở cuối bãi; trong nước tiểu lẫn máu (nước tiểu hồng)
- Triệu chứng toàn thân: Đau bụng dưới (vùng hạ vị), đau thắt lưng, đau sườn, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sốt hoặc ớn lạnh…
- Ở nam giới: Có biểu hiện tiết dịch bất thường ở đầu dương vật, ngứa, đỏ tấy ở lỗ sáo; quan hệ đau rát, khó chịu. Nhất là khi xuất tinh cảm giác “thốn”, đau buốt; có thể bị xuất tinh ra máu.
- Ở nữ giới: Khí hư ra nhiều, có mùi hôi; vùng kín ngứa ngáy, bỏng rát; quan hệ đau rát, thậm chí là chảy máu.
➥Do hệ thống cơ quan sinh dục có cấu tạo phức tạp, có sự liên kết lẫn nhau. Tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như: suy thận, cắt bỏ thận; viêm đường sinh dục, tắc vòi trứng (nữ), tắc ống dẫn tinh (nam) gây vô sinh - hiếm muộn. Nhiều trường hợp, vi khuẩn ở đường tiết niệu xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, sốc và dẫn đến tử vong.

➤ Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

- Trẻ có biểu hiện khó khăn khi đi tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu không liên tục
- Trẻ đi tiểu đêm (đái dầm...)
- Nước tiểu có mùi hôi, khai nồng; chuyển sang màu đục
- Trẻ thường mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, buồn nôn, tiêu chảy, sốt…
- Khi chạm vào bụng dưới làm gia tăng cơn đau khiến trẻ khóc liên tục
➥ Ở trẻ em, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây trào ngược bàng quang, niệu đạo... dễ dẫn đến suy thận mãn tính, đe dọa đến sự phát triển cũng như tính mạng của trẻ.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ

Bệnh viêm đường tiểu để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe; có khả năng gây kháng thuốc, triệu chứng dai dẳng và tái phát nhiều lần. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý điều trị bừa bãi bằng kháng sinh tại nhà. Hãy đi khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín ngay khi có triệu chứng để được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả cao.

➤ Chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Đa số các trường hợp để chẩn đoán viêm đường tiết niệu bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu và tiến hành làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu… để chẩn đoán bệnh lý, xác định chủng vi khuẩn gây viêm. Từ đó sẽ xây dựng kháng sinh đồ đặc hiệu, đem lại hiệu quả cao.
Trong trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số kiểm tra chuyên sâu để phát hiện các bất thường ở đường tiết niệu như: siêu âm, chụp X.Quang, chụp cản quang đài bể thận, nội soi bàng quang - niệu đạo...

➤ Cách điều trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu

Hiện nay, có nhiều cách chữa trị viêm đường tiết niệu. Căn cứ trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh lý… mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định chữa trị phù hợp. Thông thường sẽ có 2 phương pháp phổ biến, như sau:
➧ Điều trị nội khoa:
- Ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát viêm đường tiết niệu có thể điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu ở dạng uống, dạng tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt…
- Thuốc có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, làm lành tổn thương niêm mạc đường tiểu...
- Bệnh nhân phải đi khám, được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp và uống thuốc đúng cách, đúng liều theo hướng dẫn bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà dùng gây “lờn thuốc”, hiệu quả điều trị giảm, bệnh tái phát nhiều lần gây nguy hiểm.
➧ Điều trị ngoại khoa:
Với trường hợp bệnh nặng, muốn chữa trị khỏi hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các kỹ thuật tiên tiến, phù hợp:
- Hệ thống điều trị quang học CRS (chiếu sóng ngắn, sóng viba hồng quang) kết hợp dùng thuốc đặc trị điều trị hiệu quả bệnh từ ngoài vào trong, hiệu quả thẩm thấu nhanh và sâu.
Phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội được chuyên gia đánh giá cao:
- Sóng điện trường tiếp cận chính xác ổ viêm, loại bỏ nhanh các triệu chứng sưng viêm, kích thích tái tạo tế bào.
- Điều trị nhanh chóng chỉ từ 15-20 phút - điều trị chiếu sóng (không phẫu thuật), không gây đau đớn, không chảy máu, ra về ngay sau điều trị.
- Bên cạnh chữa trị bệnh lý, CRS còn có khả năng nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn tái phát. Hiệu quả chữa trị thành công đạt 98%, an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Nếu viêm đường tiết niệu do lậu sẽ được điều trị bằng kỹ thuật DHA tác động và tiêu diệt toàn diện các vi khuẩn lậu, kích thích tái tạo niêm mạc nhanh chóng, phục hồi nhanh, giảm thiểu khả năng tái phát.
Đây cũng là các phương pháp trị viêm đường tiểu được áp dụng thành công tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu; được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn điều trị suốt nhiều năm qua.
Bên cạnh kỹ thuật điều trị tiên tiến, Phòng Khám Hoàn Cầu còn có đội ngũ bác sĩ, giàu chuyên môn - kinh nghiệm vững vàng; sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, tối tân… sẽ giúp bệnh nhân yên tâm trong suốt quá trình chữa trị. Sau điều trị, các bác sĩ cũng tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc, chế độ ăn uống... giúp bệnh phục hồi và ngăn ngừa tái phát.
Hiện nay, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu thực hiện khám chữa bệnh cả trong và ngoài giờ hành chính, từ 8h-20h hằng ngày. Bệnh nhân có thể liên hệ khám bệnh phù hợp, tránh ảnh hưởng tới công việc. Hoặc có thể [Đặt hẹn khám trước] để chủ động thời gian tới khám, được phục vụ ưu tiên và không phải chờ đợi mệt mỏi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm tiết niệu (viêm đường tiết) bệnh nhân vui lòng gọi đến số 028 3923 9999

Nhiễm trùng đường tiểu là gì và có gây nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiểu còn được gọi với nhiều cái tên khác như: nhiễm trùng tiểu, viêm đường tiểu… là tình trạng các virus, vi khuẩn, nấm “tấn công” và gây nhiễm trùng tại hệ thống bài tiết nước tiểu trong cơ thể. Việc kéo dài bệnh lý sẽ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, suy giảm chức năng tình dục và dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU LÀ BỆNH GÌ?

Theo giải phẫu y học, hệ tiết niệu (đường tiết niệu) bao gồm 2 quả thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo… đóng vai trò là cơ quan sản xuất và lưu trữ nước tiểu.
Nhiễm trùng tiểu xuất hiện khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào đường tiết niệu, gây viêm ở bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu. Thường bắt đầu xảy ra viêm ở niệu đạo và nhân lên ở bàng quang gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Thông thường, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu theo 2 con đường chính. Thứ nhất là từ vùng da xung quanh trực tràng, bộ phận sinh dục; thứ hai là do dòng máu từ các bộ phận khác trong cơ thể (nhưng tỉ lệ này không nhiều).
Dựa vào vị trí phát sinh bệnh, nhiễm trùng tiểu được chia thành 2 nhóm:
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu trên: Viêm bể thận cấp tính & mãn tính
Do cấu trúc âm đạo mở, đường niệu đạo ngắn và gần với hậu môn nên nữ giới có tỉ lệ mắc viêm đường tiểu cao gấp 3 lần nam giới. Một số các yếu tố sau cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng tiểu là: quan hệ tình dục, béo phì, tiền sử gia đình, bệnh tiểu đường, vệ sinh kém trong thời kỳ kinh nguyệt…
Đối với nam giới, nhiễm trùng tiểu cũng có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục, thủ dâm, đường niệu đạo bị tắc nghẽn hoặc các vi khuẩn như lậu, Chlamydia, sỏi đường tiết niệu, biến chứng viêm tiền liệt tuyến... gây nên

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

Nhiễm trùng đường tiểu có thể xuất hiện triệu chứng rõ ràng, liên quan đến các hoạt động tiểu tiện, gây các biểu hiện khó chịu ở hệ thống tiết niệu. Một số trường hợp nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, người bệnh vô tình phát hiện khi đi khám định kỳ, xét nghiệm nước tiểu tổng quát.
➥ Một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:
➧ Bệnh nhân cảm thấy đau rát, tiểu buốt, tiểu rắt, khó chịu mỗi khi đi tiểu.
Đây là rối loạn tiểu tiện điển hình nhất của nhiễm trùng tiểu, bởi khi vi khuẩn xâm nhập vào các mô đường tiết niệu, gây viêm, tổn thương niêm mạc và trở nên nhạy cảm cơn. Do đó, quá trình tống xuất nước tiểu ra ngoài, đi qua các mô này gây cọ xát, kích thích và khiến người bệnh thấy đau, nóng rát, tiểu xót và buốt.
➧ Tiểu són, tiểu rắt:
Bệnh nhân bị viêm đường tiểu luôn cảm thấy khó chịu bụng, cảm giác như bàng quang bị chèn ép, thường xuyên thấy buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên. Vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp, cảm giác vẫn còn nước tiểu, tiểu lắt nhắt, ngắt quãng, lượng nước tiểu ít; đôi khi gây rò rỉ nước tiểu.
➧ Nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc khai nồng
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ nhận thấy nước tiểu cũng có sự thay đổi khác thường: Nước tiểu có màu trắng đục, vàng sậm; đôi khi tiểu có bọt; tiểu ra mủ; thậm chí là tiểu ra máu. Nước tiểu có mùi hôi, khai nồng khác thường.
➧ Đau bụng dưới, đau lưng
Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tiểu xảy ra ở bàng quang hoặc thận. Bệnh nhân cảm thấy việc kiểm soát nước tiểu ở bàng quang kém, đau âm ỉ hoặc chuột rút.
Giữa các lần đi tiểu có cảm giác như kim châm chích; kèm theo biểu hiện nóng rát bụng dưới; người mệt mỏi; môi khô, lưỡi bẩn, có thể sốt nhẹ hoặc rét run từng cơn.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu cũng rất dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng bệnh lậu - căn bệnh lây qua đường tình dục, có diễn biến phức tạp và gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe sinh lý và sinh sản của người bệnh.

NHIỄM TRÙNG TIỂU CÓ GÂY NGUY HIỂM KHÔNG?

Thực tế, nhiễm trùng tiểu là căn bệnh phổ biến và có thể điều trị hiệu quả nhanh chóng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, việc có tâm lý chủ quan, thờ ơ trước bệnh tật nên để bệnh tự khỏi hoặc điều trị qua loa; nhất là việc sử dụng kháng sinh bừa bãi như hiện nay khiến nhiễm trùng đường tiểu có diễn biến phức tạp, gây nhiều nguy hiểm.
- Nhiễm trùng tiểu khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn; không thể tập trung trong công việc…
- Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiểu kéo dài cũng làm giảm ham muốn tình dục, sinh lý yếu, ảnh hưởng đến việc “cương dương” và có thể liên quan đến chứng xuất tinh sớm; áp-xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, bít tắc ống dẫn tinh và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
- Ở nữ giới, nhiễm trùng đường tiểu gây viêm nhiễm ngược dòng, gây viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng, hình thành mô xơ-sẹo ở tử cung và dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ mang thai có thể gây nhiễm trùng ối, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non...
- Độc lực của vi khuẩn quá mạnh và nhân lên ngày càng nhiều sẽ phá hủy chủ mô thận, hoại tử nhú thận hoặc làm suy giảm chức năng thận, mất khả năng kiểm soát nước tiểu (tiểu không tự chủ). Nhiều trường hợp thận hư, suy thận và phải chạy thận nhân tạo rất tốn kém; hoặc phải cắt bỏ thận.
- Tình trạng viêm nhiễm kéo dài dai dẳng, hoặc bùng phát nhiều lần có thể dẫn đến kháng thuốc; vi khuẩn dễ đi vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong...

CÁCH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Để điều trị nhiễm trùng tiểu cần xác định chính xác các nguyên nhân gây bệnh, loại virus/vi khuẩn/ nấm nào gây ra? mức độ bệnh lý? cơ địa bệnh nhân… từ đó bác sĩ mới xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu sẽ thông qua các xét nghiệm phân tích nước tiểu; đánh giá các chỉ số bạch cầu, nitrit, protein… để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chỉ định điều trị.
Đối với các tình trạng nhiễm trùng tiểu cấp tính. Bệnh nhân có thể điều trị bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệu kết hợp với các loại thuốc diệt khuẩn/ nấm để tránh tình trạng kháng thuốc. Có thể dùng thêm một số loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu như nitrofurantoin, Negram, Mictasol Blue...
Đối với trường hợp các triệu chứng nhiễm trùng tiểu có thể được chỉ định dùng thuốc kết hợp áp dụng CRS - chiếu sóng ngắn, sóng viba hồng quang để tăng hiệu quả điều trị, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nếu nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn lậu, Chlamydia có thể điều trị bằng phác đồ kháng sinh riêng hoặc can thiệp DHA đặc trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và tái phát.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu bị viêm bể thận - thận cấp và có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết; thậm chí có thể dẫn đến sảy thai thì cần nghiên cứu thực hiện đình chỉ thai kỳ (trong 6 tháng đầu) hoặc đẻ non.
Trong thời kỳ mang thai, nếu bị viêm bể thận - thận cấp thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết rất cao, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, do đó cần nghiên cứu phá thai (trong 6 tháng đầu) hoặc đẻ non.
⇒ Bên cạnh đi khám và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian sớm tại cơ sở chuyên khoa uy tín, bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như: vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, đặc biệt là trong thời kỳ hành kinh (phụ nữ), trước và sau khi quan hệ; tránh nhịn tiểu, uống nước nhiều, mỗi ngày.
Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc nhiễm trùng tiểu hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh nam khoa, phụ khoa, điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu tiện… có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cũng các kỹ thuật tiên tiến, phương pháp hiện đại và khoa học, dịch vụ y khoa chuyên nghiệp… sẽ giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, vui lòng Nhấp vào bảng chát hoặc gọi đến số 028 3923 9999 để được hỗ trợ miễn phí, hướng dẫn đặt hẹn khám trước

Công dụng, cách dùng Poema và những lưu ý cần biết

Là một trong những dạng thuốc dung dịch được bác sĩ chỉ định điều trị những bệnh liên quan đến mắt, tai, mũi. Vậy thuốc Poema là gì? Công dụng và cách dùng thuốc này thế nào? Cần lưu ý vấn đề gì để Poema phát huy hiệu quả tốt và an toàn nhất? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, thì hãy tham khảo ngay lời giải đáp trong nội dung bài viết sau đây nhé.

THÔNG TIN THUỐC POEMA

Poema là thuốc gì?

Poema là thuốc dùng trong điều trị những bệnh lý ở tai, mắt và mũi. Đây là sản phẩm được bào chế dạng dung dịch được sản xuất và phân phối bởi Công ty CP tập đoàn Merap.
Thành phần chính trong mỗi lọ thuốc Poema 10ml gồm:
- Neomycin sulfat (hàm lượng 34000 UI)
- Dexamethasone natri phosphate (hàm lượng 10mg/10ml)
Thông tin thuốc Poema
Thông tin thuốc Poema
Hiện nay, thuốc Poema được đóng gói theo từng lọ nhỏ, trong mỗi lọ chứa 10ml dung dịch. Bệnh nhân có nhu cầu mua thuốc nên tìm đến những nhà thuốc, quầy thuốc tây, đại lý uy tín, được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Ngoài ra cũng có thể liên tục mua thuốc trực tiếp của Công ty CP tập đoàn Merap để đảm bảo chất lượng, an toàn.

Chỉ định & chống chỉ định

 Chỉ định của thuốc Poema
Thông thường, Poema là loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh ở tai, mũi, mắt. Với mỗi bộ phận thì thuốc sẽ có tác dụng khác nhau. Cụ thể:
- Điều trị bệnh về mắt: Viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, viêm giác mạc, nhiễm khuẩn do bị chấn thương, nhiễm khuẩn trước hoặc sau phẫu thuật
- Điều trị bệnh về mũi: Viêm mũi, viêm mũi dị ứng, polyp mũi bội nhiễm, viêm xoang
- Điều trị bệnh về tai: Nhiễm trùng ống tai, viêm tai ngoài, viêm tai cấp hoặc vừa rạch màng nhĩ
 Chống chỉ định của Poema
Poema là loại thuốc không được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bên dưới đây:
- Bệnh virus giác mạc hay kết mạc
- Thủng màng nhĩ
- Nhiễm nấm mắt
- Người mẫn cảm với thành phần của Poema được đề cập ở trên

Hướng dẫn sử dụng thuốc Poema

>> Cách dùng thuốc
Tùy vào từng bộ phận sẽ có cách dùng Poema tương ứng, sau đây là cách dùng đúng để đạt hiệu quả cao nhất:
- Dùng cho mắt, mũi: Người bệnh dùng thuốc Poema nhỏ trực tiếp vào mắt và mũi.
- Dùng cho tai: Trước hết bệnh nhân cần dùng thuốc để rửa sạch tai bằng cách nhỏ Poema trực tiếp vào tai. Hoặc có thể dùng bông, gạc thấm dung dịch thuốc và đưa vào bên trong tai để vài phút - Đây cũng là cách giúp thuốc tiếp xúc với tai hiệu quả.
Dùng Poema nhỏ trực tiếp vào tai, mũi, mắt
Dùng Poema nhỏ trực tiếp vào tai, mũi, mắt
>> Liều lượng sử dụng
++ Dùng trong điều trị bệnh mắt, mũi
- Mỗi lần nhỏ từ 1 – 2 giọt
- Cứ cách mỗi 2 giờ sử dụng thuốc 1 lần
- Liều lượng điều trị duy trì là khoảng 4 – 6 lần mỗi ngày
++ Dùng trong điều trị bệnh ở tai
- Dùng cho người lớn mỗi lần 1 – 5 giọt
- Dùng cho trẻ em mỗi lần 1 – 2 giọt
Số lần sử dụng thích hợp cho người lớn hay trẻ em trong điều trị bệnh ở tai đều là 2 lần mỗi ngày và tránh điều trị với Poema kéo dài quá 10 ngày.


Với thuốc nhỏ tai, mũi, mắt Poema, bệnh nhân cũng cần thăm khám và nhận tư vấn từ chuyên gia chuyên môn trước khi sử dụng. Bởi theo các chuyên gia Đa khoa Hoàn Cầu, nếu dùng thuốc không đúng bệnh, đúng cách thì có thể gây ra nhiều nguy hại khôn lường, tổn thương nghiêm trọng lên mắt, mũi và tai.
Qua những chia sẻ về thuốc Poema trên đây, chắc hẳn bệnh nhân đã phần nào hiểu rõ hơn về loại thuốc điều trị này. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ có giá trị cho người bệnh tham khảo, với thắc mắc khác bạn vẫn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận lời khuyên đúng đắn nhất.

Tìm hiểu thuốc Piascledine trị nha chu, viêm khớp

Thuốc Piascledine được chỉ định dùng điều trị cho bệnh nhân nha chu, bị viêm khớp hoặc các triệu chứng mãn kinh. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của thuốc Piascledine trước khi dùng.

THÔNG TIN VỀ THUỐC PIASCLEDINE

 Giới thiệu thuốc Piascledine điều trị nha chu và viêm khớp
Thuốc được bào chế dạng viên nén, nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm và trị bệnh xương khớp. Mỗi sản phẩm được đóng gói 1 hộp gồm 1 vỉ x 15 viên.
Thuốc được làm từ thành phần chủ yếu là dầu quả bơ cùng dầu đậu nành. Bên cạnh đó, nó còn chứa tá dược vừa đủ trong 1 viên thuốc.
Piascledine hiện đang được bán ở các nhà thuốc, đại lý bán lẻ với giá từ 150.000đ - 200.000 đồng một hộp 15 viên. Mức giá có thể thay đổi theo địa chỉ phân phối và thời điểm.
Thuốc Piascledine điều trị nha chu và viêm khớp
Thuốc Piascledine điều trị nha chu và viêm khớp
 Tác dụng của Piascledine
Piascledine có công dụng đa dạng, có thể dùng trong điều trị bệnh nha chu, bệnh thấp khớp, hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp cũng như các triệu chứng của mãn kinh.
 Piascledine có chống chỉ định không?
- Thuốc này không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần nào trong nó.
- Bên cạnh đó, thuốc cũng không dùng cho đối tượng suy gan, suy thận.
 Hướng dẫn sử dụng Piascledine
Nên dùng Piascledine sau bữa ăn 30 phút cùng nước lọc. Liều dùng bình thường được khuyên là mỗi ngày 1 viên, dùng kéo dài trong suốt 3 – 6 tháng để cải thiện bệnh.
 Cách bảo quản Piascledine
Đối với thuốc Piascledine, bạn nên bảo quản trong hộp thuốc khi không sử dụng, trong điều kiện môi trường nhiệt độ không được quá 25 độ C.
Không được để thuốc dưới ánh nắng trực tiếp, nơi có độ ẩm cao. Và trước khi dùng thuốc, bệnh nhân hãy kiểm tra xem thuốc có những dấu hiệu hư hỏng hay bất thường nào không. Nếu hết hạn phải xử lý đúng theo thông tin trên bao vì để hạn chế gây tác động xấu tới môi trường.
==> Tìm hiểu thêm: Viêm họng có thể dẫn đến viêm khớp không?

CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI DÙNG PIASCLEDINE

1. Khuyến cáo cho người bệnh

- Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện dấu hiệu mẫn cảm với thành phần trong thuốc Piascledine hoặc đã từng bị dị ứng thuốc.
Thận trọng khi dị ứng với thành phần của Piascledine
Thận trọng khi dị ứng với thành phần của Piascledine
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện khác lạ, hãy nói ngay với bác sĩ kể cả trường hợp đang mang bầu hoặc cho con bú.
- Nên liệt kê những loại thuốc bạn đang uống, ngay cả đó là thảo dược, vitamin, thuốc đông y hay thuốc không được kê toa,…

2. Tác dụng phụ của Piascledine

Với thuốc Piascledine, bệnh nhân ít khi gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn gặp vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.
Bên cạnh đó, tùy từng cơ địa mà bạn có khả năng gặp những biểu hiện bất thường khác. Những triệu chứng phụ do Piascledine thường khó kiểm soát, vì vậy không được chủ quan, mà hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

3. Tương tác của thuốc

Khi có tương tác, thuốc sẽ bị thay đổi cơ chế hoạt động của nó hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, chỉ những người chuyên môn mới có thể cân nhắc tương tác một cách tốt nhất.
Đó là lý do vì sao bạn nên cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang dùng, bao gồm: thuốc không theo đơn, theo đơn, thuốc đông y, thảo dược, thực phẩm chức năng, khoáng chất, vitamin,…

4. Xử lý khi thiếu hoặc quá liều

Việc dùng thuốc đầy đủ và đúng liều lượng chính là điều kiện để nó phát huy công dụng tối đa. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hoặc quá liều, bạn cần có cách xử lý như sau:
- Nếu thiếu liều, hãy uống bù ngay khi nhớ ra. Nhưng không được uống 2 liều sát giờ nhau, không gấp đôi liều. Trường hợp trễ 1 – 2 giờ thì mới nên bổ sung lại.
- Nếu quá liều, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm mà không thể lường trước được. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phương án chăm sóc, khắc phục tốt nhất.

5. Trường hợp nên ngưng dùng thuốc

 Khi có phản ứng bất thường
 Dùng thuốc Piascledine trong 10 ngày nhưng không có hiệu quả cải thiện
 Khi được bác sĩ yêu cầu ngừng uống Piascledine
Trường hợp nên ngưng dùng thuốc Piascledine
Trường hợp nên ngưng dùng thuốc Piascledine
Thông tin trên đây về thuốc Piascledine chỉ đem lại giá trị tham khảo và hoàn toàn không thay thế cho hướng dẫn từ nhân viên y tế/ bác sĩ/ dược sĩ. Vì vậy, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên đi khám lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán bệnh để có đơn thuốc Piascledine cụ thể và phù hợp nhất.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ và đúng hơn về thuốc Piascledine. Nếu còn các thắc mắc liên quan, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp cho bác sĩ để được hỗ trợ bạn nhé.

Tổng quan về thuốc Pharmaton & hướng dẫn sử dụng

Thuốc Pharmaton là loại thuốc bổ cung cấp khoáng chất, vitamin, được dùng khi cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức, thiếu hụt dinh dưỡng, tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, dùng Pharmaton như thế nào an toàn và nó có tác dụng gì? Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về loại thuốc này, thì hãy tham khảo chia sẻ sau đây nhé.

GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ THUỐC PHARMATON

Pharmaton là thuốc gì?

Đây là loại thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin, được bào chế dạng viên sủi hay viên nang mềm. Hai dạng bào chế cụ thể:
- Viên nang mềm: Đóng chai 30 viên hoặc hộp 6 vỉ x 10 viên (60 viên)
- Viên sủi: Mỗi lọ 10 viên
Pharmaton hiện được bán với giá 140.000 – 150.000 đồng cho 1 lọ 30 viên. Mức giá này có thể thay đổi, bạn nên hỏi nhân viên nhà thuốc để biết chính xác.
Thuốc Pharmaton chứa các thành phần: Vitamin A – C – D – E, Nicotinamide, Rutin, Sắt, Calcium pantothenate, Phosphorus, Dimethylamino ethanol bitartrate và nhân sâm. Nếu muốn biết thêm về các thành phần đầy đủ của thuốc Pharmaton, bệnh nhân nên hỏi thêm bác sĩ.
Giới thiệu chi tiết về thuốc Pharmaton
Giới thiệu chi tiết về thuốc Pharmaton

Chỉ định và chống chỉ định của Pharmaton

++ Chỉ định của thuốc
Pharmaton được chỉ định sử dụng cho những vấn đề điều trị sau đây:
- Giúp cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, stress, căng thẳng,…
- Giúp gia tăng sức đề kháng
- Bị mất cân đối dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng
- Phòng ngừa và điều trị triệu chứng do bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi
- Dùng khi dưỡng bệnh
- Điều trị chứng giảm vị giác, ăn không ngon miệng, chán ăn
Ngoài ra, thuốc Pharmaton cũng có thể chỉ định cho trường hợp khác, nếu bạn muốn dùng cho mục đích không được đề cập ở trên thì hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
++ Chống chỉ định
Những đối tượng dưới đây không được sử dụng Pharmaton:
- Tiền sử ngộ độc với vitamin A và D
- Bị rối loạn chuyển hóa canxi như tăng canxi huyết hoặc canxi niệu
- Người bị suy thận
- Đang sử dụng dẫn xuất khác của loại vitamin A như retinol hoặc tretinoid,…
- Đang dùng thuốc chứa vitamin D, canxi
- Người mẫn cảm với thành phần của Pharmaton
Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe khác, thì hãy báo với bác sĩ để tránh gặp phải rủi ro khi dùng Pharmaton.


Cách dùng & liều lượng thuốc Pharmaton

 Cách sử dụng Pharmaton
► Với viên nang
Thuốc Pharmaton được sử dụng trực tiếp qua đường uống với nước lọc. Bệnh nhân nên nuốt trọn viên Pharmaton. Với người cao tuổi gặp khó khăn nếu nuốt trọn viên thuốc, bạn nên cắt nhỏ viên nang trộn với thức ăn. Trong Pharmaton không chứa đường, bệnh nhân tiểu đường có thể an tâm sử dụng.
Pharmaton có thể dùng chung với thức ăn
Pharmaton có thể dùng chung với thức ăn
► Với viên sủi
Đối với thuốc viên sủi, nên hòa tan cùng với ly nước lọc. Uống ngay sau khi thuốc được hòa tan.
 Liều dùng Pharmaton
- Bệnh nhân dùng ngày 2 viên chia 2 lần sáng và trưa
- Liều dùng kéo dài từ 2 – 3 tuần, sau đó giảm xuống còn 1 viên/ ngày.
Trên đây là liều dùng đáp với cho bệnh nhân phổ biến. Bác sĩ có thể dựa vào tình trạng suy nhược từng trường hợp để có liều cụ thể. Nếu bệnh nhân bị thiếu hụt nhiều khoáng chất, vitamin, bác sĩ có thể yêu cầu kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nếu dùng thuốc cho trẻ ở dưới 12 tuổi, bạn nên hỏi bác sĩ để biết có được phép sử dụng hay không.

Cách bảo quản thuốc

Sau mỗi lần dùng Pharmaton, bạn nên vặn chặt nắp chai để bảo quản thuốc không bị hư hại. Điều kiện bảo quản là môi trường mát, không ánh nắng và độ ẩm cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ thuốc ở nơi xa tầm tay của trẻ nhỏ, thú nuôi. Không dùng thuốc đã quá hạn, có dấu hiệu ẩm mốc, hư hại.

CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI DÙNG PHARMATON

Khuyến cáo trước khi dùng Pharmaton

- Trong thuốc Pharmaton có chứa vitamin A, bạn cần thận trọng nếu dùng khi đang mang thai. Đối tượng này cần có sự kê toa phù hợp từ bác sĩ để không dụng nạp quá 5.000 IU lượng vitamin A mỗi ngày. Bởi dư thừa vitamin A chính là nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Người đang trong giai đoạn cho con bú dùng được Pharmaton, thế nhưng cần phải tham vấn bác sĩ để có liều lượng an toàn.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, phải tuân thủ nghiêm chế độ dinh dưỡng khi dùng Pharmaton. Nếu chế độ ăn quá nhiều vitamin A sẽ dẫn đến tình trạng quá liều, ngộ độc.
- Những người không dung nạp được fructose thì cần phải báo với các bác sĩ để tránh phản ứng không mong muốn khi dùng Pharmaton.
- Người đang điều trị với Warfarin hoặc thuốc chống đông máu khác cần phải theo dõi nồng độ INR chặt chẽ.


Các tác dụng phụ của Pharmaton

Trong suốt thời gian điều trị với Pharmaton, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ phát sinh. Bao gồm những tác dụng phụ thông thường như sau:
- Nhức đầu
- Nôn mửa
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Phát ban
- Dị ứng
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Ngứa
Đối với một số người cơ địa nhạy cảm, Pharmaton còn có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm hơn. Do đó, để được khắc phục, bệnh nhân hãy thông báo đến bác sĩ.

Tương tác của thuốc Pharmaton

Nếu dùng cùng lúc Pharmaton với các loại thuốc khác, thì bạn có thể gặp phải vấn đề tương tác. Vì vậy, khi muốn phối hợp Pharmaton cùng với bất cứ thuốc nào, bạn cũng đều cần hỏi bác sĩ để kiểm soát tương tác tốt nhất. Cụ thể, thuốc bổ sung khoáng chất, vitamin này có thể tương tác với:
Tương tác của thuốc Pharmaton
Tương tác của thuốc Pharmaton
- Levodopa
- Vitamin B6
- Thuốc chống đông máu: Pharmaton chứa nhân sâm có thể làm giảm hiệu quả chống đông máu của thuốc này
- Kháng sinh tetracycline có khả năng tương tác với thành phần sắt của Pharmaton
Các loại thuốc mà bạn đang dùng đều nên chia sẻ cho bác sĩ kể cả thảo dược, thuốc điều trị, khoáng chất, vitamin khác,… để được cân nhắc trường hợp phản ứng tương tác xảy ra. Ngoài ra, Pharmaton còn có thể tương tác với đồ uống có cồn, thuốc lá hay một số thực phẩm. Bạn cần tìm hiểu kĩ các vấn đề này để hạn chế tối đa các triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Hướng dẫn xử lý thiếu hoặc quá liều

Thuốc Pharmaton chỉ được khuyến cáo dùng 1 viên mỗi lần nên ít khi xảy ra tình trạng thiếu liều. Thế nhưng, nếu bạn bỏ quên 1 liều thì có thể bổ sung sau nhưng không được dùng 2 liều quá sát nhau hoặc gấp đôi liều lượng trong 1 lần uống.
Việc dùng thuốc Pharmaton quá liều có thể dẫn đến nguy hiểm, khiến bạn bị ngộ độc kẽm, sắt, vitamin A, vitamin D. Vì vậy, nếu nhận thấy dùng quá liều sau thì bạn nên ngưng sử dụng và di chuyển tới bệnh viện gần nhất.:
 Buồn nôn, nôn mửa
 Chảy máu trực tràng
 Đau bụng
 Tiêu chảy
 Người lờ đờ, mệt mỏi,…

Khi nào nên ngưng dùng Pharmaton?

Khi tình trạng sức khỏe bạn phục hồi hoàn toàn, cải thiện tối đa tình trạng thiếu khoáng chất, vitamin thì bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nghiêm trọng, thì bạn cũng nên chủ động ngừng sử dụng Pharmaton.
Thuốc Pharmaton là nhóm thuốc bổ giúp tăng cường khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu, bệnh nhân không được lạm dụng thuốc và sử dụng khi được chưa bác sĩ chỉ định để tránh rủi ro. Tốt nhất hãy đến bệnh viện khám, chẩn đoán mức độ suy nhược cơ thể và có liệu trình phù hợp nhất cho mình.
Phía trên là tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng về thuốc Pharmaton, tuy nhiên nó chỉ mang lại giá trị tham khảo. Nếu bệnh nhân còn bất cứ thắc mắc nào khác thì hãy trao đổi với các chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác nhất.
Thông tin về thuốc Enervon C - Cung cấp năng lượng và vitamin

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget